Các vị trí trong bóng chuyền và vai trò của các vị trí

Nếu bạn chưa biết các vị trí trong bóng chuyền, vai trò của các vị trí như thế nào, hãy tham khảo các vị trí trên sân bóng chuyền trong bài viết này nhé!

Các vị trí trong bóng chuyền

Có 5 vị trí trên sân đối với các đội cấp ưu tú: Chuyền 2, Tay đập ngoài/Tay đập bên trái – chủ công, Tay đập giữa – phụ công, Tay đập phải – đối chuyền và libero / chuyên gia phòng ngự. Mỗi vị trí đóng một vai trò đặc biệt trong việc giành chiến thắng trong trận đấu.

Chuyền 2

Chuyền 2 là vị trí bóng chuyền chịu trách nhiệm điều tiết và cũng là sự phối hợp của toàn đội. Vận động viên ở vị trí chuyền thứ 2 là người chạm bóng ở lần thứ hai và có nhiệm vụ đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để có thể ghi điểm. Giữa vị trí chuyền 2 và các tay đập phải có sự ăn khớp với nhau, sắp xếp chặt chẽ để giữ nhịp cho toàn đội. Vì vậy, cần lựa chọn một tay đập phù hợp với các đợt tấn công để có thể chuyền bóng. Chuyền 2 phải là người nhanh nhẹn, có nhiều kinh nghiệm, có chiến thuật đúng đắn và có tộc độ cao trong việc di chuyển khắp mặt sân.

Libero

Libero là vị trí của chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm dỡ bước 1 và cứu bóng cho toàn đội. Libero thường là cầu thủ có phản ứng nhanh nhất trên sân và có khả năng bắt bước 1 cực tốt. Chơi ở vị trí này không cần phải cao vì họ không có nhiệm vụ tấn công. Điều này cho phép những cầu thủ thấp bé với khả năng bắt bước 1 và kỹ năng phòng thủ siêu hạng có thể có được một vị trí quan trọng trong thành công của đội. Một người được chọn làm libero trong đội chỉ có thể được thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Các libero phải mặc màu khác với phần còn lại của đội.

Các vị trí trong bóng chuyền và vai trò của các vị trí

=> Ketquabongda.com cập nhật kết quả bóng đá, kết quả bóng đá trực tuyến mới nhất của 1000+ giải đấu HOT Thế Giới.

Chủ công

Chủ công còn được gọi là tay đập bên trái hoặc tay đập ngoài của đội bóng. Tay đập ở đây là người đảm nhiệm vai trò tấn công chính. Nhiệm vụ chính của chủ công là tạo ra các đợt tấn công. Như vậy, chủ công sẽ nhận được đường chuyền của đồng đội.

Vị trí chủ công thường là những người có chiều cao rất tốt. Bởi vì họ là người nhận các đường chuyền từ các cầu thủ ở vị trí chuyền 2.

Để có thể tận dụng cơ hội ghi điểm cho đội, những động tác mà chủ công thực hiện phải rất mạnh để bóng đi căng và dễ ghi điểm. Trong một đội bóng chuyền dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp đều bắt buộc phải có chủ công.

Phụ công

Phụ công cũng là cầu thủ được đảm nhận nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, khác với vị trí bóng chuyền như chủ công, những người chơi ở vị trí này có thể là tay chắn giữa hoặc tay đập giữa. Phụ công sẽ xoay chuyển thích hợp tùy vào từng trường hợp của bóng mà đóng vai trò phòng thủ hoặc tấn công.

Họ có thể tạo ra rào chắn để ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm từ phía bên kia sân. Cũng có thể nhận những đường chuyền nhanh từ chuyền 2 để có cú đập bóng tấn công nhanh gọn. Đây là lý do tại sao những người ở những vị trí này thường cần kỹ năng quan sát và phải rất nhạy bén khi xử lý các tình huống.

Đối chuyền

Đối chuyền sau là một trong những vị trí bóng chuyền mà người này dùng tay đập ngoài/ tay đập phòng thủ. Nhiệm vụ chính của đối chuyền là phòng thủ cho đội ở khu vực dưới lưới.

Người chơi ở vị trí đối chuyền phải có đầy đủ kỹ năng bao gồm khả năng tấn công, chặn bóng và phòng thủ. Trong một số trường hợp, đối chuyền có thể chơi như một chuyền 2 phụ. Và tạo ra các đợt tấn công khi tìm thấy cơ hội thích hợp.Chính vì thế, trách nhiệm của đối chuyền trong đội bóng chuyền là cực kỳ quan trọng.

Qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã biết được các vị trí trong bóng chuyền rồi đúng không nào. Hy vọng những thông tin blog thể thao vừa rồi sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về các vị trí này.

Ngoài ra, nếu bạn muốn cập nhật kết quả Cúp C1 mới nhất. Truy cập ngay vào ketquabongda.com để cập nhật ket qua Cup C1 chính xác nhất nhé!

Loading...

Loading...

Bài liên quan