Mách bạn cách chạy bền không mệt, không bị mất sức

Chạy bền là một trong các bộ môn thể thao được nhiều người ưa thích, bạn đã biết cách chạy bền không mệt nhanh và ít mất sức để hoàn thành chặng đua chưa? Cùng mebongda.vn tìm hiểu chi tiết để nắm được kinh nghiệm chạy nhé.

 Cách chạy bền không mệt là luôn khởi động

Cách chạy bền không mệt, không bị mất sức

Khởi động tốt trước khi bạn bắt đầu chạy bền chính là bước quan trọng giúp chúng ta ngăn ngừa các vấn đề như mệt mỏi, đuối sức. Hơn nữa việc khởi động làm nóng còn giúp người chạy loại bỏ được các cơn đau xóc hông và chuột rút .

Hãy khởi động làm nóng toàn bộ cơ thể bằng việc đi bộ chậm rồi đi bộ nhanh hoặc chạy bộ chậm rãi để tăng nhiệt độ cơ thể. Cách khởi động làm nóng cơ thể này cũng giúp các khớp xương sẵn sàng cho hoạt động chạy bộ mạnh mẽ hơn sau đó.

Sau đấy anh em hãy làm các động tác kéo giãn toàn bộ cơ thể, đặc biệt là đùi, bắp chân, mông để cơ bắp được thả lỏng, chuẩn bị cho chặng đường chạy bộ rất dài phía trước.

Tư thế chạy bền không mệt

Tư thế chạy bên đúng sẽ góp phần làm nó hiệu quả. Về cơ bản tư thế chạy bền cũng giống như việc khi bạn chạy bộ thông thường, vẫn cần đảm bảo các kiểu tư thế trong chạy bộ một cách chuẩn xác nhất.

Tư thế chuẩn như sau:

  • Mắt nhìn thẳng phía trước.
  • Chân tiếp đất ở giữa bàn chân.
  • Mũi chân hướng về trước.
  • Giữ cánh tay gần eo.
  • Thả lỏng vai
  • Đánh hai tay hai bên ngang ngực.
  • Nâng đầu gối tự nhiên và dưới 90 độ.

 Kỹ thuật tay, chân khi chạy bền

Trong quá trình chạy, cách chạy bền không mệt người chạy cần biết phối hợp giữa tay và chân để đảm bảo sự duy trì nhịp bước trong khi chạy.

Kỹ thuật tay: Hai tay đánh hai bên hông một cách tự nhiên, bàn tay nắm hờ, vuông góc cẳng tay, giữ tay gần eo, không để xa, không vung qua ngực.

Kỹ thuật chân: Duy trì nhịp độ chạy đều đặn, nhấc đầu gối một cách tự nhiên nhưng không quá 90 độ, tiếp đất bằng giữa bàn chân.

Kỹ thuật hít thở khi chạy bền

Theo Blog thể thao, kỹ thuật hít thở bằng bụng, hít thở với cơ hoành chính là cách mà bạn nên áp dụng khi chạy bền.

Tức là khi bạn hít thở bụng sẽ phồng lên và xẹp xuống, lượng oxy nhận được sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra, nguyên tắc hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng được cho cách hít thở tối ưu trong chạy bền giúp chúng ta duy trì thời gian chạy nhiều hơn.

Cách thực hiện:

Khởi động thì: 3 nhịp hít vào, 2 nhịp thở ra.
Khi chạy nhanh thì: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra
Khi chạy nước rút thì: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra, 1 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra.

Bổ sung nước trong khi chạy

Một trong các mẹo hay giúp chạy bền không mất sức đấy là bổ sung nước một cách hợp lý cả trước, trong và sau khi chạy bền. Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và khi chạy bộ cơ thể bạn sẽ nhanh chóng bị mất nước. Cho nên ngoài bổ sung nước trước khi chạy thì bạn hãy nhớ mang theo bên mình một chai nước để có thể bổ sung nước cho cơ thể một cách kịp thời trong khi chạy bền nhé

Đừng quá cố gắng chạy hết sức về đích

Một sai lầm mà nhiều người chạy bền hay mắc phải đấy là khi vừa bắt đầu đã cắm đầu chạy thật nhanh để có thể về đích sớm nhất, chúng ta hãy nhớ rằng mình đang tập chạy bền chứ không phải chạy nước rút. Khi bắt đầu chạy bền hãy chạy chậm để tìm nhịp chạy của mình, rồi tăng dần lên đến khi đạt được nhịp tim mà anh em muốn. Hãy kiểm soát tốt bạn có thể chạy 1 mạch 400-500m mà không hề thấy mệt. Mỗi khi chạy mà cảm thấy hụt hơi, thì giảm tốc độ chạy lại để cơ thể điều hòa lại, có thể uống 1 ngụm nước để thấy thoải mái, hãy chạy với nhịp độ chậm và tăng dần không chạy quá nhanh

>>> Các bài tập tay trước với tạ đơn hiệu quả tại nhà bạn nên thử

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chạy bền không mệt, hy vọng rằng qua đây bạn đọc đã nắm được các thông tin kiến thức hữu ích rồi nhé.

Loading...

Loading...

Bài liên quan