Người Nhật sẽ thay đổi thị trường Việt khi bán xăng chuẩn tới 0,01 lít

Tin nóng: Cam kết với WTO, Việt Nam chưa mở cửa cho các DN nước ngoài được quyền lập hệ thống bán lẻ xăng dầu, nhưng Idemitsu sẽ thay đổi điều đó. 

Idemitsu xuất hiện tại Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư nhà máy lọc dầu trong nước. Doanh nghiệp Nhật này sẽ chính thức có chuỗi phân phối xăng dầu trong tương lai và được xây dựng ở Quận 8, với cam kết nhiều tiện ích và chất lượng đảm bảo cho người dùng.

Sự xuất hiện của doanh nghiệp Nhật Bản này là một trong những thông tin nóng nhất thị trường phân phối xăng dầu tại Việt Nam.

Thời gian đầu, những doanh nghiệp FDI như Idemitsu sẽ chưa thể ngay lập tức vượt qua được những kênh phân phối trong nước như Petrolimex hay PVOil, nhưng sẽ dần dần tạo ra thị trường cạnh tranh.

Bởi doanh nghiệp đến từ xứ mặt trời mọc có sự khác biệt. Idemitsu sử dụng phần mềm quản lý tự động, cho phép khách hàng thanh toán qua thẻ, cam kết với người dùng rằng quản khối lượng nhiên liệu với độ chính xác lên đến 0,01 lít.

Hiện Idemitsu đang tham gia dự án Lọc hóa dầu tại Nghi Sơn, Hà Tĩnh để được quyền kinh doanh xăng dầu tại thị trường tại Việt Nam, do đó  Idemitsu Q8 có nhiều lợi thế trong việc thiết lập hệ thống bán lẻ xăng dầu quy mô lớn.

Tuy vậy, bài toán về giá vẫn chưa ngã ngũ bởi giá cơ sở vẫn do Nhà nước chỉ đạo, và  doanh nghiệp kinh doanh phải bán lẻ xăng dầu xoay quanh giá cơ sở, đồng nghĩa với việc giá vẫn phụ thuộc vào giá nhà nước, chứ chưa do thị trường quyết. Do đó, với những doanh nghiệp mới gia nhập, có lợi thế về quy mô, chi phí, giá thành như Idemitsu chưa thể ngay lập tức thành công, bởi không thể cạnh tranh sòng phẳng với những tên tuổi khác có giá bán ngang nhau lại chưa quen mặt với khách hàng.

Idemitsu cũng như nhiều doanh nghiệp xăng dầu FDI khác đang kì vọng sẽ có một cơ chế kinh doanh cạnh tranh, giúp thị trường có sự ganh đua về chất lượng và giá cả. Khi đó, các cửa hàng dù cùng hãng cũng sẽ có giá bán khác nhau để tăng sự cạnh tranh.

Đại lý phân phối xăng dầu của Idemitsu tại quận 8.

Nếu như vận hành đúng theo thị trường, doanh nghiệp phải tìm mọi cách đưa ra giá bán cạnh tranh nhất, với chất lượng dịch vụ cao nhất có thể. Và có vậy, mới tạo ra được một thị trường xăng dầu nhiều tính cạnh tranh.

Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa, những doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu vốn đã quen với sự bảo hộ, sẽ khó lòng cạnh tranh khi thị phần dần rơi vào tay những doanh nghiệp FDI, vốn đã có lợi thế về quy mô cũng như giá thành.

Xăng dầu luôn là một thị trường đầy sự nhạy cảm và là mặt hàng chiến lược của nước ta, do đó Nhà nước cần kiểm soát thị trường qua hàng rào kỹ thuật và những cơ chế chính sách chặt chẽ.

Loading...

Loading...

Bài liên quan

Trả lời