Sân Emirates – Tìm hiểu về sân nhà của câu lạc bộ Arsenal

Sân Emirates là gì? Sân Emirates được biết đến là sân nhà của câu lạc bộ Arsenal. Sân vận động này được đánh giá là một trong những sân vận động lớn nhất tại Anh. Cùng mebongda.vn tìm hiểu về sân vận động này qua bài viết dưới đây.

Sân Emirates

Ban đầu, sân vận động Emirates được gọi với tên gọi Ashburton Grove theo tên khu phố mà ban lãnh đạo đội bóng đã mua lại một công ty bất động sản công nghiệp và xử lý chất thải để làm nơi xây dựng sân vận động. Tháng 10 năm 2004, sân vận động chính thức được gọi với tên Emirates theo tên hãng hàng không nổi tiếng tại Anh Emirates Airline, vốn là nhà tài trợ chính cho câu lạc bộ Arsenal xây dựng sân vận động. Đặc biệt, với sức chứa hơn 60 ngàn chỗ ngồi, sân vận động Emirates của câu lạc bộ Arsenal hiện là một trong bốn sân vận động lớn nhất tại Anh cùng với sân Wembley, sân Old Trafford, và sân Tottenham Hotspur.

Hoàn cảnh ra đời của sân vận động Emirates

Vào giai đoạn cuối thập niên 90, khi sân vận động Highbury với sức chứa 38.542 đã không đáp ứng đủ chỗ ngồi và khiến Arsenal phải từ chối hơn 20.000 đơn đặt vé – một khoản doanh thu không hề nhỏ cho câu lạc bộ. Do đó ban lãnh đạo CLB Arsenal quyết định chuyển đội bóng đến một sân vận động mới. HLV Arsene Wenger đã mô tả đây là một “quyết định lớn nhất trong lịch sử Arsenal” kể từ khi Herbert Chapman được bổ nhiệm.

Sân Emirates - Tìm hiểu về sân nhà của câu lạc bộ Arsenal

Sân Emirates – Tìm hiểu về sân nhà của câu lạc bộ Arsenal

Năm 2000 câu lạc bộ đã chọn được một địa điểm lý tưởng – Ashburton Grove cách sân Highbury vài trăm mét. Một năm sau đó kế hoạch xây dựng chính thức được công bố và dự kiến hoàn thành vào năm 2003. Tuy nhiên do khó khăn về tài chính phải đến năm 2006 sân Emirates mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng.

Kiến trúc đặc biệt của Emirates

Theo du doan bong da sân vận động Emirates được thiết kế theo hình chiêc bát khổng lồ. Đặc biệt, ý tưởng ban đầu cho kiến trúc của sân Emirates là dựa trên hình ảnh của một chiếc đĩa bay. Sân vận động Emirates không những sở hữu một vẻ đẹp hiện đại, mà còn vô cùng tinh tế, đẳng cấp xứng đáng là một trong những sân vận động hàng đầu thế giới.

Năm 2009 câu lạc bộ Arsenal đã tiến hành một quá trình xây dựng đặc biệt tại sân Emirates với tên gọi “Arsenalisation” với mục đích khôi phục lại những di sản lịch sử của câu lạc bộ. Sau quá trình khôi phục, những di sản lịch sử này sẽ được kết hợp với lối kiến trúc độc đáo có sẵn của sân Emirates. Điều này hiện nay đã tạo nên sự khác biệt của sân Emirates với các sân bóng khác trên thế giới.

Đội ngũ thiết kế sân Emirates gồm những kiến trúc sư hàng đầu thế giới như Populous, AYH, hay Buro Happold. Chính đội ngũ này đã thiết kế sân Emirates có một đường hầm độc đáo với máy quay, thảm trải, và có kết cấu giống với những kết cấu của sân Highbury cũ. Bên cạnh đó, hệ thống mái che của sân được thiết kế xiên chéo vào trong giúp sân Emirates trở nên rất đặc biệt. Ngoài ra, hệ thống mái che này cũng giúp cho sân vận động Emirates được cung cấp đầy đủ ánh sáng, cũng như nguồn năng lượng dồi dào từ ánh sáng mặt trời.

Tại khu vực phía Bắc và Đông Nam của sân vận động Emirates, các nhà thiết kế đã lắp đặt hai màn hình chiếu khổng lồ để giúp cho các cổ động viên trên sân có thể nhìn rõ hơn những hình ảnh trên sân bóng. Khu vực văn phòng của câu lạc bộ Arsenal được đặt tại vị trí Đông Bắc của sân Emirates, và nơi này được đặt theo tên sân vận động cũ của đội bóng là Highbury House. Ngoài ra, bên trong sân vận động có một bảo lịch sử của đội bóng. Đây là nơi chiến tích của “Những khẩu thần công” được trưng bày. Bảo tàng này được chính thức mở cửa từ năm 2006, cùng năm sân Emirates chính thức được đưa vào sử dụng.

>>> Xem thêm: Top ghi bàn bóng đá anh 2020/2021 mới nhất

Những cột mốc đáng nhớ

22/07/2006 – Trận thi đấu đầu tiên: Trận đấu đầu tiên trên sân Emirates là giữa đội chủ nhà với Ajax Amsterdam. Trận đấu giao hữu kết thúc với chiến thắng lội ngược dòng của Arsenal (2-1). Cầu thủ Klaas-Jan Huntelaar của Ajax trở thành người đầu tiên ghi bàn tại sân vận động mới ra đời này, và Thierry Henry khi đó là cầu thủ đầu tiên của Arsenal ghi bàn cho đội bóng chủ nhà trên “ngôi nhà” mới của họ.

Trận đấu chính thức đầu tiên của Arsenal trên sân nhà mới chính là trận Ngoại hạng với Aston Villa vào ngày 1/9/2006. Hai đội hoà nhau 1-1 với bàn thắng của Olof Mellberg của Aston Villa là bàn thắng đầu tiên của Premier League trên sân vận động Emirates.

Arsenal phải đợi tới ngày 23/9/2006 mới có được chiến thắng đầu tiên trên sân vận động này khi có trận đấu áp đảo 3-0 trước Sheffield United.

Trận đấu trong khu vực châu Âu đầu tiên là trận vòng loại cúp C1 giữa đội Arsenal với Dinamo Zagreb ngày 23/8/2006.

Trận đấu quốc tế đầu tiên là trận giao hữu hai đội Brazil và Argentina vào ngày 3/9/2006. Brazil đã có chiến thắng 3-0 trước người đồng hương Nam Mỹ với hai bàn thắng của Elano và một là của Kaká.

Bên cạnh đó, trận thua đầu tiên của Arsenal tại sân vận động Emirates là trận thua 0-1 trước West Ham United ngày 7/4/2007 – trong trận thi đấu thứ 23 trên sân nhà của đội bóng này. Thật trùng hợp làm sao khi West Ham cũng là CLB cuối cùng đánh bại “những khẩu thần công” trên sân nhà cũ Highbury của họ, trong ngày 1/2/2006.

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về Sân Wembley. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi liệt kê ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

>>> Ngoài ra, bạn cũng có thể cập nhật kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua và rạng sáng nay tại website của chúng tôi một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Loading...

Loading...

Bài liên quan