VPF là gì? Vai trò của VPF với bóng đá Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều nhầm lẫn giữa các tổ chức bóng đá tại Việt Nam. Vậy VPF là gì? Vai trò của tổ chức này với bóng đá Việt Nam như thế nào? Để biết thêm chi tiết mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của mebongda.vn.

VPF là gì?

VPF được viết tắt từ từ tiếng anh “The Viet Nam Professional Football Joint Stock Company”. Đây là một trong những đơn vị bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. VPF là đơn vị chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các giải đấu bóng đá lớn diễn ra tại Việt Nam.

VPF được thành lập với vốn điều lệ ban đầu lên đến 30 tỷ đồng. Trong đó, VFF sở hữu 35.4% tổng số vốn điều lệ, 15 CLB khác của giải đấu quốc gia nắm giữ 54.6% vốn và 10 đội bóng tại giải hạng Nhất đóng góp 10% vốn điều lệ. VPF bắt đầu đi vào hoạt động 14/12/2011.

VPF là gì? Vai trò của VPF với bóng đá Việt Nam

VPF là gì? Vai trò của VPF với bóng đá Việt Nam

Vai trò của VPF đối với nền bóng đá Việt Nam

VPF được tổ chức hoạt động dưới hình thức như một doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức có nhiệm vụ điều hành, tổ chức và quản lý các giải đấu bóng đá theo đúng quy định của VFF. Ngoài ra, tổ chức này sẽ hoạt động độc lập với VFF để đảm bảo công bằng và quyền lợi các đội bóng khi tham gia môn thể thao vua.

Mục đích quan trọng nhất của tổ chức này ra đời thực chất là thúc đẩy nền bóng đá Việt Nam thêm phần chuyên nghiệp hóa, hội nhập hóa với nền bóng đá thế giới. Vì vậy, họ mang đến một sứ mệnh hết sức quan trọng đối với bóng đá nước nhà.

Cơ cấu tổ chức của VPF

VPF có cơ cấu tổ chức , tuy nhiên vấn đề tranh cử, bầu cử luôn xảy ra những xung đột, chuyện lùm xùm. Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, VPF đã có những vị lãnh đạo đầu tiên tại Đại hội cổ đông lần thứ I bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Quốc Thắng
  • Phó chủ tịch là các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức
  • Tổng giám đốc: ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc
  • Phó Tổng giám đốc là các ông Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa.

Hội đồng quản trị

Bộ phận này bao gồm những thành viên như:

  • Chủ tịch: 01 người
  • Phó Chủ tịch: 01 người
  • Ủy viên:  06 người

Ban Kiểm soát

  • Trưởng ban: 01 người
  • Thành viên: 02 người

Ban Tổng Giám đốc

  • Tổng Giám đốc: 01 người
  • Phó Tổng Giám đốc: 01 người

Ban Tổ chức giải

Trưởng ban Tổ chức các Giải Bóng đá chuyên nghiệp: 01 người

Xem thêm: Top 5 tiền vệ trung tâm hay nhất Việt Nam

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu VPF là gì? Vai trò của VPF. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

Loading...

Loading...

Bài liên quan