Bóng đá Việt Nam cần một cuộc cách mạng thực sự

Ơn giời. U22 bóng đá Việt Nam dừng bước sớm để chúng ta dẹp bỏ đi những ảo tưởng. Để chúng ta tiếp tục thấy rõ vấn đề của cả một nền bóng đá cần một cuộc cách mạng thực sự.

Ba trận thắng như chẻ tre trước các đội bóng yếu. Một trận hòa trên thế thắng khi gặp Indonesia – đội bóng có tầm cỡ trong khu vực. U22 Việt Nam được tung hô quá nhiều và quá sớm. Người ta tung hô các cầu thủ áo đỏ, người ta chê U22 Thái Lan năm nay… bình thường. Chỉ cho đến khi bị loại khỏi SEA Games 29. Người Thái mới dạy cho chúng ta một bài học về tính thực tế. Trận thua bẽ bàng ấy như cái tát vào sự ảo tưởng của cả một nền bóng đá Việt Nam.

Công Phượng không chứng minh được bản lĩnh

Lứa cầu thủ tố nhất của bóng đá Việt Nam

Phải thừa nhận rằng U22 Việt Nam đang sở hữu lứa cầu thủ rất tốt với tư duy chơi bóng nhất quán. Nhưng đừng ảo tưởng rằng như thế là đủ để làm bá chủ khu vực. Trước trận đấu, HLV Worrawoot Srimaka tuyên bố rằng: “Thái Lan vẫn là số 1 ở khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó”.

Lứa thế hệ cầu thủ tài năng của chúng ta có những gì? Một đội tuyển được xây dựng dựa trên nòng cốt của những cầu thủ thuộc câu lạc bộ đứng ở nửa dưới bảng xếp hạng V-League. Một “số 10” trở thành hiện tượng được tung hô từ quá sớm. Giành nhiều giải giao hữu nhưng chưa bao giờ thi đấu ấn tượng ở những thời khắc quan trọng. Trung phong cắm được tin dùng nhiều nhất ở đội U22. Thì ở cấp câu lạc bộ chỉ mài đũng quần trên băng ghế dự bị.

Vậy nhưng cả một nền bóng đá đã đặt kỳ vọng vào họ quá cao. Tung hô họ là một thế hệ tài năng bậc nhất của bóng đá Việt Nam những năm gần đây. Thế mà lứa cầu thủ ấy lại thua lứa bình thường nhất của Thái Lan những năm gần đây. Theo đánh giá của các chuyên gia bóng đá nội. Thậm chí là thua trắng, thua toàn diện. Vậy hóa ra đồ tốt nhất của ta còn chẳng bằng đồ… bình thường của người Thái chăng?

U22 Việt Nam nợ bầu Đức một lời xin lỗi

Chưa kì seagames nào, bóng đá Việt Nam thua cay đắng thế

Kỳ Sea Games nào, bóng đá Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu rất cao. Là phải giành huy chương vàng, cũng đặt kỳ vọng rất lớn vào các lứa cầu thủ. VFF lần nào cũng có lý do để thuyết phục cổ động viên bóng đá nước nhà rằng “lần này sẽ khác”. Và mỗi lần như thế, các lứa tuyển trẻ của Việt Nam đều về nhà bằng những kết quả cực kỳ tiếc nuối. Lần nào cũng là những cái tát đau đánh vào sự ảo tưởng qua nhiều năm. Dường như sự ảo tưởng chỉ có lớn thêm chứ không giảm đi. Thật may, người Thái kịp thời giáng cho chúng ta một cú để nhìn vào thực tế. Để xé cái màn che được dựng lên từ sự ảo tưởng. Để tạm thời giấu đi những vấn đề của cả một nền bóng đá.

Diễn biến khác với kết quả

Ba trận đầu, U22 Việt Nam ghi đến 12 bàn vào lưới các đối thủ yếu. Thế mà trong hai trận cầu quyết định gặp Indonesia và Thái Lan. Các chân sút áo đỏ chẳng ghi nổi bàn nào. Thậm chí ngay khi cả Indonesia chỉ còn chơi với 10 người trong khoảng 30 phút cuối. Những gì các chân sút “made in Việt Nam” làm được là con số 0.

Bóng đá Việt Nam vẫn chưa có Công Vinh nữa

Việc thiếu các chân sút có chất lượng đang là vấn đề của bóng đá Việt Nam. Các câu lạc bộ tại V-League thường trọng dụng các chân sút ngoại đẩy các tiền đạo Việt Nam. Đặc biệt là các cầu thủ trẻ lên băng ghế dự bị. Ngoài Hà Đức Chinh còn được sử dụng tại SHB Đà Nẵng. Hồ Tuấn Tài (Sông Lam Nghệ An) hay Lê Thanh Bình (FLC Thanh Hóa) phải chịu kiếp dự bị ở câu lạc bộ. Thử hỏi một nền bóng đá mà đội tuyển phải trông chờ bàn thắng từ những tiền đạo thường xuyên ngồi dự bị có bình thường không?

Công Phượng chưa có tính tập thể

Chúng ta cũng quá nuông chiều cái tôi cá nhân. Trong hành trình ở SEA Games 29, Công Phượng là cầu thủ được phép đá tự do nhất trong đội hình. Đã có những lời cảnh báo về sự “nuông chiều” này. Khi Công Phượng có những biểu hiện quá cá nhân. Thay vì ngẩng đầu lên nhìn vào khoảng trống để chuyền bóng cho đồng đội. Bóng đá là môn thể thao tập thể chứ chẳng phải chỉ dành riêng cho một người. Công Phượng được đặt lòng tin quá lớn từ HLV Hữu Thắng. Nhưng chính cậu lại phản bội lòng tin ấy bằng cú sút đưa bóng lên trời trên chấm 11 mét trận gặp Thái Lan.

Tâm lý đáng sợ trong bóng đá Việt Nam

Các cầu thủ Việt Nam cũng yếu cả về thể lực, cả về tâm lý. Những vấn đề chẳng mới nhưng chưa được giải quyết triệt để. Còn nhớ trong quá trình chuẩn bị cho U20 World Cup 2017. HLV Hoàng Anh Tuấn rèn về thể lực với những bài tập rất nặng cho các cầu thủ. Nhiều “chuyên gia” của ta khi ấy chê phương pháp làm việc của ông. Cho rằng nên dạy cho “tụi nhỏ” về kỹ chiến thuật thay vì cứ mải miết tập thể lực. Nhưng vị chiến lược gia họ Hoàng cho thấy ông đã đúng. Bởi bóng đá hiện đại rất cần đến thể lực. Và tại SEA Games 29, mọi thứ càng được phơi bày.

Sau trận thua người Thái, tôi có anh bạn làm cảnh sát ngậm ngùi bảo: Thôi cũng may, thua cho dân ta đỡ đổ ra đường, bọn em được về sớm. Ừ, may thật!

Loading...

Loading...

Bài liên quan

Trả lời